Cây xanh giữ vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Chúng là một phần không thể tách rời đối với các đô thị ngày nay.
Cây xanh đô thị giúp: thanh lọc môi trường sống cho dân cư đô thị, tôn tạo cảnh quan đẹp,.. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tạo tính thẩm mỹ, tạo vẻ mỹ quan, cải thiện vẻ đẹp cho cảnh quan.
Chính vì thế, việc trồng và chăm sóc cây xanh đô thị hiện đang rất được quan tâm hiện nay. Cùng cây xanh bắc ninh điểm qua 10 bước trồng và chăm sóc cây xanh đô thị đúng kỹ thuật nhé!
Trồng và chăm sóc cây xanh đô thị cũng không quá khó. Tuy nhiên, cần chú ý đến một vài nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trồng như:
Bước 1 : Chuẩn bị mặt bằng
Làm vệ sinh đảm bảo mặt bằng sạch sẽ. Cắt và diệt cỏ dại, chuẩn bị các vật dụng gọn gàng trước khi bắt đầu trồng.
Bước 2 : Định vị vị trí trồng cây
Dựa vào bản vẽ kỹ thuật để xác định vị trí trồng cây xanh đô thị. Đóng cọc để xác định vị trí trí đào hố…
Cách tiến hành:
Xác định vị trí cây trồng đầu hàng và cây trồng cuối hàng theo bản vẽ thiết kế
Dùng cọc sắt, hay thanh gỗ chắc chắn cắm định tâm.
Sau đó dùng dây để căng thẳng; sử dụng thước đo khoảng cách giữa 2 cây đảm bảo theo theo thiết kế.
Tiếp sau đó dùng cọc sắt, cọc tre xác định vị trí của từng cây đảm bảo cây trồng được thẳng hàng; và khoảng cách đều tạo cảnh quan đẹp mắt.
Bước 3 : Đào hố trồng cây
Tùy cỡ bầu đất mà đào hố có kích thước phù hợp nên đào hố rộng hơn bầu đất 20-30cm đảm bảo đưa cây xuống dễ dàng.
Lưu ý: Các công trình có các đường dây điện, đường ống ngầm… phải hết sức cẩn trọng. Tốt nhất nên nghiên cứu thật kỹ bản vẽ hạ tầng hoặc làm việc với người phụ trách về hệ thống ngầm để tránh những thiệt hại không mong muốn.
Bước 4 : Tập kết cây giống và kiểm tra bầu cây, quy cách
Việc tập kết cây giống tùy thuộc vào quy mô cũng như yêu cầu của từng công trình. Tiếp theo, kiểm tra lại hiện trạng các bầu cây xem có bị bể vỡ hay không; bước này được thực hiện tại vườn trước khi mang tới công trình.
Bước 5: Vận chuyển cây đến nơi trồng
Với nhưng cây bán kính gốc nhỏ có thể vận chuyển dễ dàng; còn những cây gốc lớn phải đảm bảo ô tô; xe cẩu phải đi được vào đến chỗ trồng cây. Xe cẩu phải cẩu cây đặt đúng vào hố đã đào sẵn đảo bảo bầu đất không bị va đập.
Bước 6: Trộn hỗn hợp trồng cây
Hỗn hợp này gồm xơ dừa, tro trấu, phân bò, phân vi sinh tỷ lệ hỗn hợp như sau 50% Xơ dừa + 30% tro trấu + 15% phân bò + 5% phân vi sinh.
Lưu ý: Đối với những nơi bị ngập nước thì nên hạn chế sử dụng sơ dừa và tro để tránh làm cho cây luôn bị úng nước. Thay vào đó sử dụng cát san lấp trộn thêm phân bò, phân vi sinh để hố trồng cây nhanh thoát nước. Hỗn hợp được đảo đều với lớp đất mặt trước khi cho vào hố.
Bước 7: Trồng cây và Bón lót phân hữu cơ cho cây mới trồng
Cung cấp cho mỗi cây với một lượng phân vừa phải. Trước khi trồng cây phải tháo bỏ bao bầu cây, đặt bầu cây vào chính giữa hố đảm bảo cây trồng thẳng đứng; đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt đất là vừa, lưu ý không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn. Tiếp theo cho đất đã trộn phân hữu cơ vào hố, lấp đất đến quá nữa hố rồi nén đất cho chặt và tưới đẫm.
Lưu ý đối với những cây bóng mát lớn phải đảm bảo đất nén thật chặt tưới nước đều quang bầu cây để cây không bị nghiêng và cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.
Bước 8: Chống cây
Sau khi trồng xong tiến hành chống cây. Thường thì sử dụng 3 cây chống, nhưng với cây có kích thước lớn thì sử dụng 4 cây để cây trồng luôn được thẳng đứng không bị đổ… Cây chống thường ở độ cao 2/3 cây chiều cao của cây trồng.
Bước 9: Phải tưới ngay sau khi trồng xong, nên tưới thường xuyên (trừ những ngày mưa dầm) từ gốc đến ngọn để cây luôn được xanh tốt.
Bước 10: Chăm sóc cây sau khi trồng
Đặc biệt cây sau khi trồng xong còn rất yếu nên phải được chăm sóc, diệt sâu bọ, cắt tỉa, bón phân kích thích ra dễ, làm cỏ dại thường xuyên theo định kỳ mỗi tháng.
Việc thi công và chăm sóc cây đô thị đúng kỹ thuật là vấn đề quan trọng quyết định phần lớn đến vẻ đẹp cảnh quan cũng như tạo sự chuyên nghiệp cho đơn vị thiết kế thi công cảnh quan đó.