Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, nâng cao chât lượng sản phẩm, hạn chế xói mòn… Một lợi thế khác biệt của phân bón hữu cơ là chúng có chứa chất hữu cơ tự nhiên và điều này có lợi cho cây trồng và đất. Đặc biệt, ngày nay trong xu thế phát triển nông nghiệp sạch thì phân hữu cơ càng có nhiều lợi ích thiết thực.
Ảnh minh họa
Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp càng quan trọng hơn khi nền nông nghiệp đang trong giai đoạn chuyển mình sang sản xuất an toàn. Chính vì thế, việc sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hóa học hiện là một xu hướng tất yếu, mà bất kỳ ai cũng cần phải lưu tâm. Dưới đây là những lợi ích mà phân bón hữu cơ mang lại.
Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, bổ sung cho đất một lượng lớn mùn, vi sinh vật hữu ích, các chất dinh dưỡng giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, phân giải các độc tố trong đất.
Phân bón hữu cơ hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng. Tăng khả năng thoát nước, tránh hiện tượng ngập ủng, hạn chế hiện tượng đóng váng bề mặt, ổn định nhiệt độ trong đất .
Phân bón hữu cơ tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động, cung cấp nguồn dinh dưỡng đa trung vi lượng cho đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng hiệu lực hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.
Phân bón hữu cơ hạn chế sâu bệnh hại, giúp các bộ phận cành, lá cây cứng cấp hơn, lá dày, khả năng chống chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn, nên sâu bệnh cũng ít hơn. Tăng cường vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng, tăng tính đề kháng cho cây trồng gây ức chế cho hoạt động của vi sinh vật và nấm bệnh gây hại,tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển.
Phân bón hữu cơ nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh, ổn định, tăng sức đề kháng nên sâu bệnh ít, hạn chế được việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV làm chất lượng nông sản tăng lên.
Phân bón hữu cơ dễ dàng phân hủy sinh học và không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái, tạo ra nguồn nông sản sạch đảm bảo sức khỏe và an toàn với con người.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Một trong những cây trồng bị ảnh hưởng nhiều nhất là cây rau, các loại cây ngắn ngày; còn các loại cây dài ngày, cây công nghiệp chịu ảnh hưởng ít hơn. Chính vì vậy, để xuất khẩu các mặt hàng nông sản phẩm có chất lượng cao thì việc sử dụng phân hữu cơ để canh tác cần được quan tâm hàng đầu
Từ những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học nền nông nghiệp đang dần có những chuyển biển sang hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ, không dùng phân bón hóa học, thuốc BVTV, thuốc kích thích và sinh vật biển đổi gen.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ bằng các loại phân bón hữu cơ truyền thống (phân chuồng, phân xanh …) Ngoài một số ưu điểm thì nó cũng có những nhược điểm là: hàm lượng dưỡng chất thấp nên phải bón nhiều, chi phí để vận chuyển lớn và nếu không ủ hoai mục có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là khi phân được chế biến từ các nguồn rác thải nông nghiệp phân chuồng tươi mang mầm bệnh sẵn có. Nên việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, giảm được chi phí, lượng phân bón và hạn chế được sâu bệnh, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái, an toàn với sức khỏe con người đang được rất nhiều bà con nông dân chuyển qua sử dụng.