Theo dự tính, khu vực này có kích thước tương đương Hoa Kỳ. Nghiên cứu cũng tính toán rằng trong nhiều thập kỷ, những cây mới này sẽ hấp thụ gần 830 tỷ tấn khí CO2 mà chúng bẫy nhiệt từ khí quyển. Đây cũng là lượng khí carbon ô nhiễm mà con người đã thải ra trong suốt 25 năm qua.
Các nhà nghiên cứu cho biết những lợi ích này sẽ đến nhanh chóng vì cây xanh có tác dụng hấp thu nhiều khí carbon hơn khi chúng còn non. Khu vực tiềm năng để loại bỏ hầu hết khí carbon là ở vùng nhiệt đới.
Đồng tác giả nghiên cứu Thomas Crowther, nhà sinh thái học về biến đổi khí hậu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ tại Zurich cho biết:
Cho đến nay, đây là giải pháp rẻ nhất để chống lại sự biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
Trước khi thực hiện nghiên cứu của mình, Crowther đã tìm thấy rất nhiều cách hiệu quả để đấu tranh với vấn đề biến đổi khí hậu. Bên cạnh việc cắt giảm khí thải, cũng có một cách khá hữu hiệu là chúng ta chuyển từ ăn thịt sang ăn chay. Nhưng ông cũng nói rằng, việc trồng cây đem lại hiệu quả hơn rất nhiều vì cây lấy rất nhiều khí CO2 trong không khí.
Thomas Lovejoy, nhà bảo tồn sinh học của Đại học George Mason dù không tham gia nghiên cứu cũng công nhận rằng giải pháp này là một “câu chuyện tốt” bởi vì việc trồng cây cũng ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học.
Ông cũng nhấn mạnh thêm việc trồng cây không phải là sự thay thế để thế giới có thể ngừng việc sử dụng dầu, than, khí đốt – nguyên nhân chính gây nên sự nóng lên toàn cầu.
Không có gì trong số này hoạt động mà không phải cắt giảm khí thải.
Cũng không phải là điều dễ dàng hay điều thực tế khi cả thế giới đột nhiên thực hiện trồng cây một cách hăng hái, mặc dù có nhiều nhóm nhỏ đã bắt đầu thực hiện điều đó.
Đó chắc chắn là một thách thức lớn, chính xác hơn là quy mô của vấn đề biến đổi khí hậu
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Google Earth để xem khu vực nào có thể hỗ trợ cho việc trồng nhiều cây hơn, trong khi vẫn đảm bảo đủ không gian cho con người sinh sống và trồng hoa màu. Nhà nghiên cứu chính Jean-Francois Bastin ước tính rằng vẫn có chỗ cho ít nhất 1 nghìn tỷ cây, hoặc thậm chí 1.5 nghìn tỷ.
Nhà khoa học môi trường Chris Field thuộc Đại học Stanford cho biết các tính toán của nghiên cứu này thật sự có ý nghĩa.
Nhưng câu hỏi về việc liệu có thực sự khả thi để khôi phục nhiều rừng hay không vẫn là một vấn đề khó hơn nhiều!