Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả


Tin tức

Tuy khá dễ trồng nhưng xoài cũng là loại cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Nên bà con cần tìm hiểu kỹ việc phòng trừ bệnh trên cây xoài để đạt năng suất cao nhất.

Tổng quan về cây xoài

Việt Nam là thiên đường về quả  cây. Mùa hè là lúc những “thiên đường” quả  cây miệt vườn đang đà chín rộ, trong đó có “xoài”. Xoài trong những loài cây ăn quả xứ nhiệt đới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở VIệt Nam cho giá trị kinh tế cao.

Với khả năng thích nghi và chịu hạn tốt nên xoài được trồng rộng rãi để loài cây che bóng, trang trí không gian vườn có giá trị thẫm mỹ. Ở mỗi vùng miền, quả có nét đặc trưng riêng, quả  xoài của miền Nam tương đối to còn miền Bắc thì nhỏ hơn.

Vào độ hè đến, hoa xoài mọc thành chùm có màu trắng, nở khắp khu vườn. Qủa xoài có hình thuôn dài khi chưa chín màu xanh và khi chín vỏ sẽ chuyển sang màu vàng. Mùa hè là mùa xoài ngon nhất, quả to chín đượm thơm cả góc nhà.

Những loại bệnh trên cây xoài thường gặp

Bài viết sau đây sẽ liệt kê những bệnh thường gặp ở cây xoài. Đồng thời  mang đến những giải pháp để phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả. Mang đến những quả  xoài ngon, ngọt cho khách hàng, chinh phục những thị trường khó tính.

  1. Bệnh thán thư (Tên khoa học: nấm Colletotrichum gloeosporioides)

Thán thư là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây xoài. Xuất hiện gây hại trên xoài ở hầu hết các tháng trong năm. Thán thư thường phát tán và gây hại trong mùa mưa hoặc những lúc đêm có sương. Bào tử nấm có thể mọc mầm lây lan rộng sau 6 giờ trong giọt nước. Có những năm bệnh đã trở thành dịch lớn ở các địa phương trồng xoài, gây thất thu lớn cho các nhà vườn.

Nấm bệnh tấn công cành non, lá non, hoa và quả . Trên hoa, bệnh làm rụng hoa và hư phát hoa. Ở lá, đốm bệnh màu xám nâu, tròn hay góc cạnh, tạo đốm cháy lá và rách lá, cuối cùng lá bị rụng. Trên quả , bệnh lúc đầu chỉ xuất hiện các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đóm, vệt thối đen lõm xuống vỏ quả  làm quả  bị chín háp hoặc hư hỏng khi tồn trữ (nếu nhiễm muộn).Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả 1

  1. Bệnh thối quả , khô đọt (Tên khoa học: nấm Diplodia natalensis)

Ngoài ra, bệnh thường tấn công quả chín trong giai đoạn tồn trữ hay vân chuyển, làm thối phần thịt quả  nơi gần cuống quả hoặc những nơi có phần vỏ quả bị trầy. Khi thu hoạch quả không chừa cuống, bệnh rất dễ xâm nhập và lây lan. Chỉ sau 2-3 ngày, bệnh lây lan với tốc độ nhanh, nhất là khi gặp điều kiện ẩm.  Trên nhánh đọt bị các đốm sậm màu, lan dần trên các cành non, cuống lá, làm lá bị biến màu nâu.

Phần giữa có các vết đen là những ổ nấm; vết bệnh có màu xám tro. Vết bệnh ở lá có hình bầu dục hay biến dạng, khi lan rộng sâu vào cuống lá làm chóp lá bí cháy khô. Bệnh này tấn công trên lá và bề mặt da sâu vào thịt quả qua vết thương hay vùng tiếp xúc.

Trên lá, đốm bệnh có hình bầu dục to, màu nâu nhạt, tâm sáng trắng có thể làm rách lá. Trên quả, bệnh làm thành vùng nhiễm có màu nâu đen, vùng nhiễm bệnh nhăn nheo.Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả 23. Bệnh cháy lá (Tên khoa học: nấm Macrophoma mangiferae).

Trong điều kiện mùa khô có thể thấy các ổ nấm màu đen trên bề mặt vết bệnh. Những lá bệnh có thể không rụng và còn tồn tại dai dẳng trên cây bệnh. Bệnh không gây nguy hại nhiều cho cây, tuy nhiên cũng không nên chủ quan.

Bệnh phát triển nặng trong mùa mưa, gây hại cả lá, nhánh và quả. Những đốm bệnh lúc đầu nhỏ như đầu kim, sau đó lan rộng. Chúng thường xuất phát từ mép lá, chóp lá đi vào; sau đó chúng lớn nhanh đường kính từ 5 mm trở lên,. Màu sắc của chúng thay đổi đậm dần khi phát triển nặng. Ban đầu màu vàng sau lớn dần có màu nâu nhạt, sau chuyển thành màu nâu đậm, có viền màu tím sậm có màu nâu xám.

Ngoài ra trên cây xoài còn bị một số bệnh hại khác như: Bệnh bồ hóng; Bệnh phấn trắng; bệnh đốm vi khuẩn và bệnh da ếch… Chính vì vậy người nông dân cần phải hết sức lưu ý tình hình của cây qua mỗi giai đoạn để kịp thời xây dựng phương án phòng trừ dịch bệnh.

Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả 3

Ngày nay, khi thời kì chuyển đổi số trở thành xu hướng chung trong tất cả các lĩnh vực. Nông nghiệp cũng sôi nổi hòa nhập vào làn sóng này. Cụ thể, nhiều mô hình trồng trọt công nghệ cao giúp năng suất từ 10 – 15% so với mô hình truyền thống. Công việc trồng trọt và chăn nuôi khi áp dụng kĩ thuật trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Cách phòng trừ bệnh trên cây xoài hiệu quả cao

– Đất trồng:

Trong trồng trọt đất trồng luôn là yếu tố quyết định cho việc sinh trưởng và phát triển của cây. Đất tốt thì mới cho năng suất cao. Cần quan sát tình trạng đất thường xuyên trong khu vườn để kịp thời cải tạo hay bồi đắp thêm các chất dinh dưỡng phù hợp.

– Khoảng cách:

trồng cây với khoảng cách hợp lý; tỉa bớt cành lá vô hiệu để tránh che rợp. Hạn chế tình trạng nhánh dày giữa các cây; tạo điều kiện cho bệnh trên cây xoài phát triển mạnh trong độ ẩm cao.

– Thường xuyên quan sát tình trạng vườn, cắt bỏ và tiêu hủy sớm tất cả các cành bị nhiễm bệnh rất quan trọng. Việc vệ sinh vườn thoáng mát tránh sự lây lan của bệnh. Kết hợp sử dụng máy bay viễn thám để theo dõi tình trạng ngày của vườn sẽ giúp người dân dễ dàng phát hiện các dấu hiệu sâu bênh ẩn nấp mà mắt thường khó có thể quan sát được.

– Khi bệnh xuất hiện, nên xử lý bằng thuốc hóa học để tránh việc lan rộng của bệnh. Có thể dùng các loại thuốc phù hợp theo sử chỉ định từ nhà phân phối và các chuyên gia để phun xịt. Với những tán cây cao, khi bệnh xuất hiện sẽ rất khó điều trị. Nhiều khu vườn trở nên thất mùa vì độ lây lan từ trên cao dẫn đến trường hợp không thể kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

Menu
Gọi CSKH
Chat Zalo